09:51 27/05/2022

Giai đoạn trẻ từ 0-10 tuổi là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển về thể chất, sinh lý cũng như tâm lý của một cá nhân. Theo dõi chiều cao và cân nặng là một trong những cách để đánh giá những thay đổi vật lý diễn ra trong giai đoạn này.

1. Bảng chiều cao, cân nặng của trẻ em từ 0 -10 tuổi

Theo tiêu chuẩn được cung cấp bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ta sẽ có bảng thông tin chi tiết cách kiểm tra về chiều cao cân nặng từ đó giúp đáng giá chính xác sự phát triển của bé.

Bảng 1: Bảng chiều cao cân nặng cho bé 0 -10 tuổi

Hàng đầu tiên gồm 3 ô với 3 danh mục chính là bé trai, tuổi và bé gái. Mỗi giới tính đều gồm 3 chỉ số là -2SD, TB, +2SD mỗi chỉ số thể hiện một đánh giá khác nhau về tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của bé. 

  • TB: Trẻ đang phát triển khỏe mạnh
  • Dưới -2SD: Trẻ đang ở tình trạng thiếu dưỡng chất, thiếu cân, còi xương
  • Trên 2SD: Trẻ đang ở tình trạng thừa cân, béo phì

 Đặc biệt chú ý, giai đoạn từ 0 - 1 tuổi, trẻ có sự thay đổi đáng kể về chiều cao và cân nặng. Cụ thể trong 6 tháng đầu trẻ tăng cân nhanh chóng và tăng chiều cao đều đặn. Trong giai đoạn 4 - 6 tháng tuổi , cân nặng ít nhất gấp đôi trọng lượng sơ sinh, giai đoạn tuổi 6 - 12 tháng sự gia tăng không nhanh như giai đoạn 6 tháng đầu, nhưng vẫn nhanh và rất đều đặn.

2. Cách xác định trẻ bị nhẹ cân thấp còi

Nếu trẻ từ 0-2 tuổi thì 

  • Nếu chỉ số chiều cao dưới -2SD: trẻ đang bị suy dinh sưỡng thể thấp còi
  • Nếu chỉ số cân nặng dưới -2SD: trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
  • Nếu chỉ số chiều cao và cân nặng dưới -2SD thì trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính

Nếu trẻ từ 2-10 thì cũng tương tự, tuy nhiên ở ở độ tuổi này các bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm các xác định tình trạng sức khỏe của bé thông qua chỉ số BMI ở mục tiếp theo.

3. Tiêu chuẩn BMI cho trẻ em từ 2 -10 tuổi

Ngoài cách xem bảng chiều cao cân nặng ở trên thì còn có thể xác định được tình trạng của bé thông qua chỉ số BMI. BMI là chỉ số cơ thể, dựa trên tỉ lệ chiều cao và bình phương cân nặng để giúp xác định tình trạng sức khỏe cho bé. Cách đánh giá chỉ số BMI của trẻ khác nhiều so với người lớn, do trẻ đang giai đoạn phát triển, mối quan hệ của chúng đối với lượng mỡ trong cơ thể cũng thay đổi liên tục. Để tính BMI cho trẻ bạn có thể sử dụng công thức: 
BMI = cân nặng (kg) / (chiều cao (m) * chiều cao (m))
Các loại tình trạng cơ thể tương ứng với chỉ số phần trăm ứng theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng 

Tình trạng Phần trăm
Thiếu cân  < 5%
Bình thường khỏe mạnh  5% - 85%
Thừa cân (nguy cơ béo phì) Từ 85% - 95%
Béo phì  > 95%

 

Biều đồ 1: chỉ số BMI và tình trạng sức khỏe tương ứng của trẻ 2 -20 tuổi
Biều đồ 1: chỉ số BMI và tình trạng sức khỏe tương ứng của trẻ 2 -20 tuổi

4. Cách đo chiều cao cho trẻ

Tùy thuộc vào lứa tuổi mà có các cách đo chiều cao khác nhau, đo năm với trẻ từ 0 -2 tuổi, đo đứng với trẻ từ 2-10 tuổi
Đo nằm 
Với trẻ dưới 2 tuổi, thì bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được đo bằng thước đo chuyên dụng. Các bước tiến hành để đo như sau: 

  • Bước 1: Để trẻ nằm ngửa trên thước đo, đầu chạm sát một cạnh của thước
  • bước 2: Một người giữ đầu bé thẳng, mắt hướng lên trần nhà
  • Bước 3: Một người giữ đầu gối bé thẳng và đưa mảnh gỗ áp sát vào gót bàn chân
  • Bước 4: Đọc kết quả, ghi lại số cm và 1 số lẻ sau chữ số thập phân (Ví dụ: 93,5)
Hình 1: Thước đo nằm


Đo đứng 
Với trẻ lớn hơn 2 tuổi, thì bố mẹ có thể đo được bằng thước đo bình thường tại nhà. Nhưng lưu ý trước khi đo, bố mẹ nên lựa chọn công cụ đo đạt chuẩn, nên dùng các loại thước đã được cố định trên tường nhà hoặc thước rời đạt chuẩn. Thước phải thẳng, vuông góc với sàn nhà và vạch số 0 phải nằm sát sàn nhà. Sau khi lựa chọn thước đo phù hợp thì bắt đầu tiến hành đo chiều cao cho bé.

  • Bước 1: Bé đi chân không, đứng thẳng, quay lưng vào tường
  • Bước 2: Đầu, hai vai, mông, bắp chân và gót chân sát vào tường.
  • Bước 3: Mắt thẳng về phía trước,  hai tay xuôi theo thân mình
  • Bước 4: Áp bản gỗ sát vào đỉnh đầu, vuông góc với thước đo
  • Bước 5: Đọc kết quả, ghi lại số cm và 1 số lẻ sau chữ số thập phân (Ví dụ: 93,5)
Hình 2: Thước đo đứng


5. Nguyên tắc đo cân nặng cho bé

Tùy vào điều kiện, chúng ta có thể lựa chọn một số loại cân khác nhau: cân lòng máng, cân điện tử, cân đồng hồ,... Mỗi loại cân sẽ có độ nhạy khác nhau, vì vậy khi sử dụng bạn nên lưu ý, điều chỉnh cân sao cho phù hợp. Trước khi đo nên đảm bảo cân đã được đặt nơi thoáng mát, bằng phẳng, không đặt trên thảm hoặc chiếu.
Các thao tác khi tiến hành đo cân nặng cho bé

  • Bước 1: Tiến hành kiểm tra cân, chỉnh cân về vạch số 0 hoặc vị trí cân bằng 
  • Bước 2: Cởi quần áo cho bé và mặc quần áo cân vào hoặc mặc quần áo tối thiểu nhất, bỏ giày dép, đồ chơi ra ngoài
  • Bước 3: Để bé nằm/ đứng yên ở giữa bàn cân
  • Bước 4: Tiến hành đọc kết quả, người đọc cần đứng ở chính giữa cân, đọc khi cân thăng bằng, tầm mắt ngang với bàn cân. Sau đó ghi lại số cân kg và 1 số lẻ sau chữ số thập phân
     
Hình 3: Đo cân nặng cho bé

6. Bố mẹ làm gì sau khi biết chiều cao cân nặng của bé

Sau khi đo chiều cao cân nặng cho bé xong thì kiểm tra xem bé nhà mình có đang ở mức bình thường hay không. Từ đó đưa ra giải pháp chế độ ăn, chăm sóc phù hợp cho bé. Nếu chỉ số của bé khác xa với lứa tuổi thì cần đưa bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho bé nhà mình. 
Dưới đây là một số gợi ý cho chăm sóc sức khỏe cho bé nếu bé có chỉ số trên dưới SD: 

  • Với bé có chỉ số trung bình dưới số -2SD, tức bé đang thiếu cân hoặc chiều cao, thì mẹ lên lựa chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu.
  • Với  bé dưới 6 tháng tuổi thì bé chỉ uống sữa mẹ và bổ sung vitamin D qua tắm nắng. Vì vậy người mẹ cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để cung cấp cho bé. 
  • Nếu bé trên 6 tháng tuổi, thì tiếp tục bú sữa mẹ và tắm nắng; bắt đầu cho bé ăn với một lượng nhỏ khoảng 5-10 ml ( tức 1, 2 muỗng cà-phê) và tăng dần lượng thức ăn tùy mỗi bé. Trung bình mỗi lần bé chỉ  ăn được 30-35 ml (5-6 muỗng cà-phê) thức ăn trong giai đoạn đầu tập ăn. 

Với bé trên 1 tuổi thì chế độ ăn đa dạng hơn, đầu đủ chất dinh dưỡng hơn cho thực đơn hàng ngày như: trứng gà, hoa quả tươi, ngũ cốc, bột yến mạch, đậu nành, thịt, cá,... Ngoài chế độ ăn dinh dưỡng như trên, mẹ có thể cho bé uống thêm sữa để bổ sung canxi, vitamin D, DHA, sắt,.. sau bữa ăn 1-2 tiếng và trước khi đi ngủ 2 tiếng. Một số sữa gợi ý cho bé như: Babego, Dielac Grow, Hikid,...

Hình 4: Tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ

Với bé có chỉ số trung bình trên +2SD tức bé nhà mình đang thừa cân béo phì, thì mẹ bé nên để ý lại chế độ ăn, dinh dưỡng hàng ngày của bé. Cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng và sau 20 giờ không cho bé ăn thức ăn khó tiêu, chỉ nên ăn nhẹ và uống sữa. Bổ sung nhiều chất xơ, vitamin hơn vào thực đơn của bé và đặc biệt là thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
Không nên:

  • Cho trẻ ăn quá nhiều, lượng thực phẩm mỗi bữa ăn phải phù hợp với lứa tuổi. 
  • Hạn chế thức ăn quá nhiều dầu mỡ, nhiều đường, đồ ăn nhanh, giàu năng lượng như:  xúc xích, hamburger, gà chiên (KFC, lotte), bánh kem, mì tôm, chocolate, bánh ngọt và đồ uống có ga. 
  • Không cho bé uống sữa quá sát giờ đi ngủ 

Trên đây là bài viết về bảng chiều cao, cân nặng đạt tiêu chuẩn được cung cấp bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Dựa trên bảng số liệu này các bậc phụ huynh sẽ biết con mình đang ở mức độ nào để có chế độ chăm sóc phù hợp nhất.