09:12 31/01/2019

      Giữ gìn sức khỏe vốn là việc quan trọng và càng lưu ý hơn vào dịp Tết. Kì nghỉ Tết dài ngày là dịp để cả gia đình nghỉ ngơi, sum họp trong không khí đầm ấm. Nhưng có lẽ vì thế mà đây cũng là thời điểm nếp sống sinh hoạt mỗi nhà đảo lộn, chưa kể thói quen ăn uống "thả phanh" và những cuộc tụ tập đầu năm mới có thể là những nguyên nhân khiến bạn và người thân gặp phải một số vấn đề sức khỏe. Do vậy, bạn nên chuẩn bị trước vài loại thuốc cần có trong tủ thuốc gia đình. Chắc chắn, bạn khó có thể tìm ra hiệu thuốc nào đó mở cửa trong nhưng ngày đặc biệt này.

 

Thuốc cảm sốt

      Dịp tết là khoảng thời gian mọi người di chuyển, đi lại nhiều. Kèm theo đó là thời tiết nắng, mưa, lạnh, thời tiết thay đổi đều nên mọi người rất dễ bị cảm cúm. Do vậy đây là loại thuốc cần có trong mỗi gia đình vào ngày tết. Bạn nên dự trữ các thuốc như Paracetamol, Coldbays Flu, Goltakmin,… Nếu bị cảm nhẹ, dùng trà gừng 2 gói pha với 60 ml nước sôi. 

Thuốc, sản phẩm bệnh đường tiêu hóa

      Việc ăn uống không đúng giờ và ăn quá nhiều loại thức ăn có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa. Do vậy, nên dự trữ một ít thuốc trị chứng đầy hơi, khó tiêu, thuốc tiêu chảy trong tủ thuốc gia đình đề phòng những tình huống do ăn uống. Đặc biệt là những người bị dạ dày, đại tràng hay có tiền sử bệnh dạ dày,đại tràng. Những loại thuốc, sản phẩm phổ biến gồm Mộc hoa trắng, Berberin (chống tiêu chảy, lỵ), Mallote, Ausmezol, men tiêu hoá, Oresol bù nước điện giải, thuốc trị táo bón, thuốc trị khó tiêu, đầy bụng...

      Nếu bị tiêu chảy, đi ngoài chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng mất nước. Do vậy bù lượng nước đã mất bằng Orezol là việc nên làm. Mỗi gia đình cần luôn có trong tủ thuốc 2-3 tube Oresol.

Thuốc bổ gan

      Tết có thể coi là "kẻ thù" của gan bởi tần suất sử dụng rượu, bia tăng, đặc biệt nguy hiểm với những người có tiền sử nhiễm bệnh. Vì vậy những loại thuốc bổ gan cần được bổ sung trong kỳ nghỉ này như Mát gan giải độc, Gantavimin...Những người từng mắc gan cần ghi nhớ các món ăn giàu mỡ không có lợi cho sức khỏe, ngoài việc sử dụng thuốc, cần kiểm soát khẩu phần ăn.

Thuốc, sản phẩm về hô hấp

     Vào dịp Tết, khí hậu thường lạnh và ẩm ướt, lại hay thay đổi đột ngột, trời đang nồm, bất chợt gió mùa Đông Bắc gây nên rét buốt làm rối loạn khả năng chống đỡ với bệnh tật, nhất là ở trẻ em và người cao tuổi. Các triệu chứng như ngạt mũi, ho dễ xảy ra.

       Một số thuốc, sản phẩm thường dùng giảm ho, tiêu chất nhầy như Terpin – Dextromethorphan, Tussihadi, Viên ngậm Thông Phế Hadiphar, Siro Thuốc ho bổ phế Hadiphar, Viên nén sủi bọt Hacimux… Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị ít thuốc nhỏ mũi như nước muối sinh lý 0,9% .

Thuốc dị ứng

      Trong ngày tết, bạn có dịp ăn những món ăn ngon và lạ, nhiều khi do quá vui bạn quên đi mình bị dị ứng với một số loại thức ăn mà ăn một cách vô tư thì dị ứng thực phẩm hoàn toàn có thể xảy ra. Do vậy mà bạn đừng quên mua thuốc dị ứng về để sẵn ở nhà trong những ngày tết như Lohatidin, Fastcort,…

Những loại thuốc, sản phẩm khác

      Ngoài những thuốc kể trên, bạn cũng nên dự trữ một vài miếng urgo phòng khi chế biến thức ăn bị đứt tay; bông băng, dung dịch muối loãng, PVP – Iodine (bôi ngoài da sát trùng), nước oxy già, cồn 70 độ, bông băng, một số dụng cụ y tế (kéo, nhiệt kế), thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi, trà gừng…

Một số lưu ý

   Khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai cần chú ý đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Cần giữ lại bao bì thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc trong bao bì để dùng thuốc đúng mục đích. Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, chú ý hạn dùng của thuốc.

    Với các loại thuốc dự phòng sẵn có trong gia đình, bạn và cả thành viên trong nhà sẽ yên tâm hơn về sức khỏe nhưng hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn sức khỏe để những ngày Tết sẽ không phải dùng đến thuốc.

     Lưu ý rằng tủ thuốc gia đình chỉ dùng để chữa những triệu chứng bệnh vặt chứ không thể thay thế việc điều trị lâu dài; khi có dấu hiệu lạ hoặc bạn đã uống thuốc một vài lần mà vẫn chưa hết bệnh thì cần đi khám bác sĩ.