13:25 01/12/2021
1. Huyết áp thấp là gì?
Huyết áp thấp là bệnh lý tim mạch, được xác định dựa trên các chỉ số huyết áp < 90/60 mmHg, tức là huyết áp tâm thu <90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương < 60 mmHg
Huyết áp thấp được chia làm 2 loại:
- Huyết áp sinh lý: Di truyền từ gia đình hoặc do điều kiện thời tiết ở vùng núi cao
- Huyết áp bệnh lý: Do suy giảm chức năng của một số cơ quan như: tim, thận, tuyến giáp,...
2. Dấu hiệu để nhận biết bệnh huyết áp thấp
Có thể thấy mọi người rất quan tâm để ý đến bệnh huyết áp cao bởi nó gây hậu quả tức thì, ngược lại, rất ít ai biết rằng huyết áp thấp cũng gây ra những triệu chứng và hậu quả nghiêm trọng tương tự . Chỉ khác nó diễn biến chậm khiến chúng ta lầm tưởng và bỏ qua nó. Vì vậy mọi người hãy bỏ túi cho mình những dấu hiệu của người huyết áp thấp và có phương pháp xử lý hợp lý nhé.
- Hoa mắt chóng mặt: Xảy ra khi thay đổi tư thế đột ngột, ví dụ như: bạn đang ngồi và đột nhiên đứng dậy,...
- Đau đầu dữ dội hay mê sảng: Khi công việc căng thẳng, bận rộn, stress thì người huyết áp thấp sẽ có hiện tượng mê sảng, đau đầu dữ dội. Thường đau nhiều ở vùng đỉnh đầu
- Ngất: Khi huyết áp giảm sâu, bệnh nhân có thể ngất đi, nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn các biến chứng nguy hiểm khác
- Giảm tập trung: Bởi não bộ không được bơm đủ máu dẫn tới việc não bị thiếu oxy và các dưỡng chất.
- Buồn nôn, mệt mỏi: Buổi sáng sau khi thức dậy bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi do hệ thần kinh hoạt động quá mức
3. Trà gừng và công dụng của trà gừng
Trà gừng là thức uống phổ biến xuất hiện trong mỗi gia đình, đặc biệt là mùa đông lạnh. Với công những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như: hỗ trợ tiêu hóa, đau đầu, cảm lạnh, huyết áp thấp,...
3.1 Gừng theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, gừng tên khoa học là Zingiber officinale, họ Gừng (Zingiberaceae).
- Bộ phận sử dụng là thân rễ (màu vàng nâu, nằm dưới lòng đất)
- Tính vị: cay tính ấm, thuộc dương dược
- Quy kinh: Tâm, phế, tỳ vị
- Công năng, chủ trị: Ôn trung tán hàn, hồi dương, thùng mạch, táo thấp, tiêu đàm
- Chủ trị: Đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, nôn mửa ỉa chảy, tứ chi lạnh, đàm ẩm. ho suyễn.
Nguồn bài viết: https://duocdienvietnam.com/gung-than-re/
3.2 Công dụng của trà gừng
Trà gừng vừa cay vừa nóng, nên thường được sử dụng vào mùa đông lạnh thay cho cafe. Đặc biệt, nó cực kỳ có lợi cho sức khỏe
- Chữa bệnh cảm lạnh thông thường: Trà gừng giúp làm nóng đường hô hấp, giảm ngay triệu chứng ngạt mũi
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Trà gừng giúp cân bằng các hoạt động của đường ruột và giúp cải thiện quá trình trao đổi chất. Đặc biệt, trong trường hợp tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng,khó tiêu
- Đẩy lùi cảm giác buồn nôn: Bạn say tàu xe, say rượu, ốm nghén,... đều có thể sử dụng trà gừng để đẩy lùi cảm giác buồn nôn
- Tăng cường hệ miễn dịch: Gừng có chứa các chất chống oxy hóa, sắt, canxi, kali, protein, magie và các khoáng chất khác giúp nó trở thành siêu thực phẩm tốt cho sức khỏe
- Giải độc khử trùng: Dùng khi giun đũa chui lên ống mật, hoặc tắc ruột do giun đũa.
Với những công dụng tuyệt vời này tại sao chúng ta lại không chuẩn bị sẵn 1 lọ trà gừng ở trong nhà nhỉ?
4. Người bệnh huyết áp thấp uống trà gừng được không?
Với những công dụng tuyệt vời ở trên, rất nhiều người thắc mắc: “Người bị huyết áp thấp có uống trà gừng được không? Uống lúc nào? Nó có chữa được huyết áp thấp hay không?”
Vâng…
Trà gừng là thức uống bắt buộc phải có trong nhà, đặc biệt nhà có người huyết áp thấp. Bởi vì nó giúp làm giảm các triệu chứng bất ngờ xuất hiện ở người huyết áp thấp. Giúp làm dịu nhẹ cảm giác mệt mỏi, đau, hoa mắt, chóng mặt,...
Việc xử lý nhanh các triệu chứng huyết áp thấp, sẽ giúp người bệnh sớm lấy lại trạng thái cân bằng, tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
4.1 Uống trà gừng lúc nào?
- Theo kinh nghiệm dân gian: “Sáng sớm ăn gừng tốt hơn cả uống nước sâm” hay “Tối ăn củ cải, sáng dậy ăn gừng”
- Theo y học cổ truyền: Vì gừng có vị cay, tính ấm, thuộc dương Dược. Mà theo thuyết âm dương, ban ngày mang tính dương. Vì vậy, nên uống gừng vào ban ngày để phù hợp với nhịp âm dương của trời đất và cơ thể
- Theo y học hiện tại, gừng có tác dụng kích thích thần kinh, co mạch, tăng tuần hoàn, tăng huyết áp. Nên khi uống gừng sẽ giúp tỉnh táo, sảng khoái, rất phù hợp với việc uống ban ngày giúp tăng hiệu quả làm việc
- Đối với người huyết áp thấp, nên uống trà gừng ngay khi có biểu hiện của bệnh, như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,...
4.2 Trà gừng có chữa được bệnh không?
Đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng trà gừng chỉ có tác dụng hỗ trợ, giảm triệu chứng, ổn định cân bằng sức khỏe. Chưa có chứng minh rằng trà gừng chữa dứt điểm huyết áp thấp. Tuy nhiên, tác dụng điều trị triệu chứng thì cực kỳ hiệu quả, nhanh chóng và an toàn
5. Trà gừng hòa tan Hadiphar hỗ trợ người huyết áp thấp
Công Ty Cổ Phần Dược Hà Tĩnh (Hadiphar) đã phát huy được cơ hội của thiên nhiên ban tặng từ vùng nguyên liệu sạch đó đưa vào sản xuất tại Nhà máy công nghệ cao đạt tiêu chuẩn GMP-WHO tạo ra được công thức Độc đáo mang thương hiệu TRÀ GỪNG HADIPHAR để dành tặng cho người tiêu dùng cả nước.
Mang hương vị Đặc sản quê hương Trà Gừng HADIPHAR đã được đánh giá rất cao về chất lượng. 3 năm trở lại đây sản phẩm luôn nằm trong:
- Top sản phẩm” Công nghiệp nông thôn tiêu biểu các tỉnh phía Bắc” bình chọn
- Đạt “Cúp vàng Top 10 thương hiệu Việt ứng dụng khoa học và công nghệ năm 2014” do Hội đồng Bộ Khoa học và Công Nghệ và Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam bình chọn.
Và gần đây nhất, Trà gừng hòa tan Hadiphar đạt danh hiệu “ Sản phẩm OCOP 4 sao năm 2020”
Với đóng gói tiện lợi hộp 10 gói x 20g, dưới dạng cốm hòa tan rất thuận tiện sử dụng ngay tại nhà hoặc nơi làm việc.